Xây dựng sự tự tin ở trẻ bằng cách nào?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Xây dựng sự tự tin ở trẻ bằng cách nào?

Sự tự tin vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc, sức khỏe và thành công trong tương lai của mỗi đứa trẻ. Khi những áp lực từ trách nhiệm, bạn bè, sự thất vọng, thách thức, kể cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực thì những đứa trẻ tự tin sẽ ứng phó thuận lợi hơn. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin trong cuộc sống.

Xây dựng sự tự tin của trẻ không phải là một nhiệm vụ đáng sợ hay phức tạp và sau đây là những chiến lược hiểu quả để bắt đầu thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà cha mẹ cần thực hiện ngay từ ngày hôm nay.

Tham gia vào hoạt động của trẻ với thông điệp rằng trẻ quan trọng và xứng đáng với thời gian của cha mẹ. Trong thời gian chơi, cha mẹ có thể cùng bắt đầu hoặc chọn hoạt động cũng như dẫn dắt trẻ thực hiện hoạt động chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Khi cha mẹ tham gia và thể hiện sự thích thú với một hoạt động do trẻ dẫn dắt, đứa trẻ cảm thấy mình có giá trị và hoàn thành tốt hoạt động đó. Là một giáo viên dạy trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện chiến lược này trong lớp học. Những thông điệp mà trẻ được nghe về bản thân từ mọi người xung quanh dễ dàng chuyển thành cảm nhận của trẻ về bản thân: “Tôi không thể làm được điều này,”, “Tôi thật là tệ” hoặc sự nhận xét từ người lớn: “Thằng bé nhìn có vẻ rất quậy?”, “Con thật lười biếng”. Khi trẻ nghe thấy những thông điệp tiêu cực, điều đó sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ cần làm mẫu và dạy trẻ những câu khẳng định tích cực: “Tôi sẽ làm được”, “Thật tuyệt vời! Con đã hoàn thành tốt công việc”.

Xây dựng sự tự tin của trẻ không phải là một nhiệm vụ đáng sợ hay phức tạp và sau đây là những chiến lược hiểu quả để bắt đầu thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà cha mẹ cần thực hiện ngay từ ngày hôm nay.

Tham gia vào hoạt động của trẻ với thông điệp rằng trẻ quan trọng và xứng đáng với thời gian của cha mẹ. Trong thời gian chơi, cha mẹ có thể cùng bắt đầu hoặc chọn hoạt động cũng như dẫn dắt trẻ thực hiện hoạt động chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Khi cha mẹ tham gia và thể hiện sự thích thú với một hoạt động do trẻ dẫn dắt, đứa trẻ cảm thấy mình có giá trị và hoàn thành tốt hoạt động đó. Là một giáo viên dạy trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện chiến lược này trong lớp học. Những thông điệp mà trẻ được nghe về bản thân từ mọi người xung quanh dễ dàng chuyển thành cảm nhận của trẻ về bản thân: “Tôi không thể làm được điều này,”, “Tôi thật là tệ” hoặc sự nhận xét từ người lớn: “Thằng bé nhìn có vẻ rất quậy?”, “Con thật lười biếng”. Khi trẻ nghe thấy những thông điệp tiêu cực, điều đó sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ cần làm mẫu và dạy trẻ những câu khẳng định tích cực: “Tôi sẽ làm được”, “Thật tuyệt vời! Con đã hoàn thành tốt công việc”.

Nguồn: dinhduongmevabe.com.vn